Tuesday, May 12, 2015

Lifestyles

Lòng tự trọng của một ông quan thực dân
 
...
Dan Choa's photo. Thời trước đây mình hay đợi xe tuyến của đơn vị ở Ngã Tư Vọng. Sáng nào cũng ghé quán nước của một ông già có nhà đối điện với đường sắt.(Hình phải: Bên trong của Gare Ha Noi thời Pháp, có thể nhìn thấy cửa văn phòng của sếp Gare)

 Một hôm được nghe ông kể một câu chuyện như sau:

 Thời năm bốn ba ( 1943) tàu hỏa Hà Nội chạy đến chỗ Cầu Tiên ( cách Ngã Tư Vọng) mấy trăm mét thì đâm phải tàu từ Xài Goòng ra. Người chết như ngả rạ. Ông chủ sự người Pháp ở Gare Hà Nội cưỡi xe Bình bịch xuống đây. Ông Tây này hô lý trưởng, tuần đinh của làng Phương Liệt và mấy làng lân cận ra thu dọn. Xác chết nhiều lắm. Người thương tật cũng nhiều. Người chết thì được khâm liệm chu đáo, còn số thương tật thì ông Tây cho mang đi nhà thương.

 Công việc xong xuôi thì ông chủ sự cưỡi xe về Gare Hà Nội.
Vào văn phòng đóng cửa lại...

 Nhân viên hỏa xa nghe tiếng nổ trong văn phòng. Họ phá cửa vào, thấy ông chủ sự chết gục trên bàn. Ông tự bắn vào đầu mình.

 Họ tìm thấy trong ngăn kéo có hai bức thư. Một thư ông dành cho gia đình ở Pháp và một bức thư cho chính phủ bảo hộ. Trong đó ông xin nhận trách nhiệm việc điều hành sai lộ trình nên đã gây ra vụ tai nạn thảm khốc trên. Vì ông tự nhận thấy không hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước giao phó nên ông tự xử lý, chứ không liên quan đến ai...

Ông già còn cho biết, chính ông cũng đã theo dân làng ra xem vụ tai nạn này. Ông thở dài rồi nói, các chú ạ, mình cứ nghĩ là sinh mạng dân annamit như bèo bọt, việc gì ông Tây phải tự tử, thế nhưng Tây nó khác, lòng tự trọng của nó cao lắm, cái văn hóa nhà nó khác lắm! Trách nhiệm cao lắm các chú ạ!

@facebook