Tuesday, April 14, 2015

USA vs Ukraina

Mỹ nắm công nghiệp quốc phòng Ukraine,
 tung cú “móc sườn” vào Nga


Việc Mỹ quyết định đầu tư và hợp tác phát triển với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng lớn đối với quân đội và thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga.

Trên trang mạng chinanews.com gần đây có thông tin cho biết, các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ sẽ tiến hành đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong thời gian viếng thăm Washington trước đây, giới chức lãnh đạo ngành Công nghiệp quốc phòng Ukraine đã đạt được một thỏa thuận không chính thức về vấn đề này.
Tổng giám đốc Tập đoàn UkrOboronProm, ông Roman Romanov cho biết, kinh nghiệm và công nghệ Mỹ sẽ giúp Ukraine thúc đẩy quá trình cải cách tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình.
Trong tình hình kinh tế đang bị đình trệ và bế tắc hiện nay, lĩnh vực hợp tác này không chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài hết sức cần thiết đối với chính quyền Kiev, mà nó còn giúp cho Hoa Kỳ đạt được mục đích chính trị riêng của mình.
Ngoài ra, đây cũng là lợi ích rất tiềm năng đối với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn và các nhà tài phiệt núp sau lưng chính quyền Washington.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất của thỏa thuận đầu tư và hợp tác giữa Washington và Kiev là cú đòn quyết định mà Mỹ giáng vào nền công nghiệp quốc phòng, ngành xuất khẩu vũ khí và trực tiếp là quân đội Nga
Hợp tác quân sự với Mỹ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Ukraine vào thời điểm này
Hợp tác quân sự với Mỹ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Ukraine vào thời điểm này


Mỹ đầu tư vào công nghiệp quốc phòng Ukraine để gia tăng áp lực mềm vào Nga


Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã sử dụng mọi phương án có thể, tuy nhiên vẫn chưa tìm được một biện pháp trừng phạt nào mang tính tối ưu đối với Moscow. Đối với các nước nhỏ, yếu thế, Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng “biện pháp mạnh”, nhưng Washington hoàn toàn không thể tiến hành không kích, can thiệp quân sự, thiết lập vùng cấm bay… đối với Moscow. Các cuộc tập trận chung cũng chỉ mang lại hiệu ứng tinh thần là chính chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Do đó, sử dụng biện pháp mềm dẻo là cô lập ngoại giao, trừng phạt kinh tế đã trở thành sự lựa chọn tối ưu của Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhằm chống lại Nga.
Việc các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ đầu tư vào Ukraine cũng được xem là hành động mở rộng và kéo dài các biện pháp trừng phạt của Washington và Brussels đối với Moscow.
Chính quyền Kiev đã lâm vào tình thế đối lập với Moscow, nếu như Nga không trả lại Crimea thì hai nước sẽ “trở mặt thành thù”.
Do đó, bất luận trong thời điểm hiện tại hay tương lai, Kiev sẽ vẫn là quân bài quan trọng để Washington và Brussels kiềm chế Moscow. Mỹ giúp đỡ Ukraine chính là hỗ trợ duy trì một cuộc đối đầu lâu dài với Nga.
Quan hệ căng thẳng với Ukraine đã khiến Nga phải hủy chương trình hợp tác phát triển máy bay vận tải Antonov An-70
Quan hệ căng thẳng với Ukraine đã khiến Nga phải hủy chương trình hợp tác phát triển máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-70


Mỹ củng cố quyết tâm ngả sang phương Tây của chính quyền Kiev

Sau Thế chiến II, Mỹ đã thông qua “Kế hoạch Marshall” để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Tây Âu và kế hoạch này đã khiến một số quốc gia châu Âu luôn coi Washington là “minh chủ” của mình.
Thậm chí, Ngoại trưởng Anh khi đó là Ernest Bevin từng tuyên bố rằng “Kế hoạch Marshall” (“Marshall Plan”) là “chiếc phao cứu sinh cho những kẻ chết đuối” (a lifeline to sinking men).
Hiện nay, Ukraine đang lâm vào khủng hoảng, tình trạng trong nước bất ổn, môi trường đầu tư bất trắc, mức sống của nhân dân ngày càng suy giảm.
Nếu như tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian dài thì không loại trừ khả năng tái xuất hiện các phong trào thân Nga.
Chuỗi công nghiệp quốc phòng hoàn hảo, từ nghiên cứu, phát triển cho đến sản xuất hiện đang là trụ cột kinh tế chủ yếu của chính quyền Kiev.
Các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ tiến hành đầu tư vào nền công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể sẽ mang đến sự hỗ trợ nhất định để khôi phục nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này.
Đây được coi là một chính sách rất phù hợp để hỗ trợ đồng minh, củng cố thêm quyết tâm ngả sang phương Tây của chính quyền Kiev.
Ukraine cũng có ngành công nghiệp xe tăng rất mạnh. Ảnh: Xe tăng T-64BM Bulat của Ukraine
Ukraine có ngành chế tạo xe tăng rất mạnh. Trong ảnh: Xe tăng T-64BM Bulat của Ukraine


Cạnh tranh và gây sức ép đối với nền công nghiệp quốc phòng Nga

Thông qua hợp tác và đầu tư vào công nghiệp quốc phòng Ukraine, Mỹ có thể nắm được những tài liệu gốc về vũ khí, trang bị kiểu Nga với giá rẻ, từ đó giành lợi thế trong đối kháng quân sự và gây sức ép lên hoạt động xuất khẩu vũ khí của Moscow sau này.
Nga và Ukraine đều có thực lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là Kiev có thể cạnh tranh ngang ngửa với Moscow trong các lĩnh vực động cơ máy bay, tàu thuyền; tàu mặt nước cỡ lớn; máy bay vận tải hạng nặng; tăng-thiết giáp và thiết bị điện tử chính xác.
Hiện nay, Ukraine cũng đang có trong tay một số cơ cấu quốc phòng nổi tiếng như Cục Thiết kế xe tăng Morozov và Cụm Công nghiệp hàng không Antonov, đội ngũ các nhà khoa học và hàm lượng tích lũy công nghệ trong một số lĩnh vực ngang bằng, thậm chí vượt cả Nga.
Vấn đề mấu chốt là Nga và Ukraine có sự tương đồng về trang bị, vũ khí chủ chốt và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Do đó, việc đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine có thể sẽ giúp Mỹ nắm được các tài liệu kỹ thuật tiệm cận trình độ những vũ khí trang bị hiện có của Nga.
Điều này sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc khám phá những bí mật của nền công nghiệp quốc phòng và tính năng vũ khí trang bị của Nga, đồng thời sẽ có tác động trực tiếp đến việc gia tăng sức ép lên thị trường xuất khẩu vũ khí Nga trong tương lai.
Trước tình trạng nguy cấp của Kiev và trong tình hình tương đối hòa bình hiện nay, đầu tư của Mỹ vào Ukraine sẽ không bao giờ lỗ, thậm chí còn là quá hời, chẳng khác nào một “chiếc bánh lớn” từ trên trời rơi xuống cho Washington.
/
@soha