Monday, July 7, 2014

US vs VN


           ĐỒNG MINH TRÊN THỰC TẾ


  Hôm nay báo "The Street" có đăng một bài viết của tác giả Ralph Jennings với đầu đề "Vì Thể diện, Hoa Kỳ Ủng hộ Việt Nam trong sự Tranh chấp về Dầu hỏa với Trung Quốc" (In About-Face, U.S. Supports Vietnam in Oil Dispute With China).

        Xin tạm dịch bài báo này ra đây để chia sẻ với người đọc, kèm thêm chút lời bàn, như sau:

        Hoa Kỳ đánh nhau với Việt Nam vào các năm 1960 và 1970 và đã có một quan hệ lạnh nhạt với chính phủ Việt Nam, thế nhưng hiện nay Hoa Kỳ lại hậu thuẫn rõ ràng cho nhà cầm quyền Cộng Sản khi cả hai nước xem xét lại sự bành trướng của Trung Quốc.

        Washington đã từng áp dụng các biện pháp mềm mỏng nhưng thuyết phục cho thấy họ đứng về phía Việt Nam, một nước báo cáo các thương tích và tàu bè bị đánh chìm trong cố gắng truy tìm nhằm phản đối dàn khoan dầu CNOOC (thương hiệu tại Hong Kong) mà Trung Quốc đã đặt trong vùng biển tranh chấp vào ngày 2 tháng 5.

        Đồng minh ngầm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong vùng Biển Nam Hải rộng 3.5 triệu cây số vuông (1.4 dậm vuông) đánh dấu một sự chuyển hướng chính sách của Hoa Kỳ nghiêng về nước Đông Nam Á này, nơi mà Hoa Kỳ đã mất hơn 58.000 người trong cuộc chiến trước khi hoàn toàn rút khỏi vào năm 1973.

        Mặc dù việc này có vẻ như tương phản với chính sách của Hoa Kỳ bấy lâu nay, tiếp tục quan hệ gần gũi với Hà Nội sẽ bảo vệ quyền lợi của các công ty Mỹ chẳng hạn như hãng khoan khí đốt Exxon-Mobil tại Biển Nam Hải cũng như các công ty kinh doanh lớn trong đất liền, như Agilent Technologies và Intel.

        Một dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ - Việt được cải thiện, Nhóm Bẩy quốc gia kỹ nghệ - mà Hoa Kỳ là một hội viên - đã đưa ra một bản tuyên bố vào ngày Thứ Tư tuần trước, ngày 4 tháng 6, kêu gọi việc sử dụng các phương tiện tranh chấp hợp pháp hơn là dùng sức mạnh để giải quyết tranh chấp tại Biển Nam Hải.

        Việt Nam đang tìm kiếm hành động pháp lý quốc tế đối với dàn khoan, trong lúc Trung Quốc chống lại thỏa ước của các tổ chức quốc tế về chủ quyền trên biển.

        Washington cũng đã sát cánh với Nhật Bản, một nước đang có va chạm với Trung Quốc về chủ quyền trên biền, nước đang bán tàu tuầu tiễu cho Việt Nam. Và Việt Nam là một trong số 12 quốc gia có triển vọng gia nhập vào khối mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ dẫn đầu. Chứ không phải là Trung Quốc.

        Hoa Kỳ có thể xem Việt Nam là một thành phần của một nhóm các quốc gia rộng lớn hơn mà họ có thể dùng để kềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, một phần của cái trục hướng về Á Châu của Mỹ trong ba năm nay nhằm giúp cho Hoa Kỳ can thiệp với Bắc Kinh mà không khiến cho họ đối đầu với Washington với tư cách một cường quốc của thế giới.

        Sẽ có nhiều cuộc viếng thăm thường xuyên Việt Nam bởi hải quân Hoa Kỳ và những cuộc tập trận chung giữa hai nước trong thời gian gần đây, theo nhà phân tích chính trị Scott Harold của Rand Corporation tại Washington.

        "Tôi không đi quá xa đến mức gọi đó là đồng minh. Hoa Kỳ sẽ thiết lập một quan hệ quốc phòng càng ngày càng gần hơn với Việt Nam." Ông Harold nói như thế.

        Trung Quốc hẳn biết rằng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía các đối thủ trên mặt biển của họ, như khi Washington cam kết yểm trợ quân sự cho Phi Luật Tân và Nhật Bản trong trường hợp cần thiết. Bắc Kinh đã phàn nàn về việc này nhưng đã không chịu cắt đứt quan hệ kinh tế quý giá.

        Giống như sáu chính phủ đã tuyên bố về chủ quyền ở Biển Nam Hải, Hoa Kỳ cố tránh chiến tranh, giới hạn tới mức độ nào đó trong việc bảo vệ một đối tác ngoại giao không có hiệp ước phòng thủ là Việt Nam. Nhưng Trung Quốc và Việt Nam lại không tin cậy lẫn nhau hàng nhiều thế kỷ. Cả hai đều là Cộng Sản và đặt nặng quyền lợi quốc gia, nhưng lại bất đồng về các vấn đề to lớn. Và có một số người trong hai nước sẵn sàng đi đến chiến tranh.

        "Chính quyền Obama cương quyết tránh né đương đầu vớ Bắc Kinh, và đó là lý do tại sao Trung Quốc thấy rằng họ không phải trả một cái giá cho hành vi xâm lăng của họ, họ sẽ tiếp tục tạo áp lực và cuối cùng đẩy vùng này và Hoa Kỳ vào một cuộc đụng độ," theo Gordon Chang, tác giả của quyển sách năm 2001 Cuộc Sụp Đổ Sắp Tới của Trung Quốc (The Coming Collapse of China).

        Lời bàn:

        Dẫu rằng Hoa Kỳ và Việt Nam không hay chưa hề ký một hiệp ước quốc phòng, can thiệp và giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp Việt Nam bị một nước lớn khác tấn công, và vì thế không có một liên minh quân sự và chẳng phải đồng minh với nhau, nhưng trên thực tế cả hai, vì sự biến chuyển của tình hình Đông Á và Đông Nam Á, đang có triển vọng trở thành đồng minh.

        Lý do là vì:

        Mỹ hiện có các đồng minh khác tại Á Châu như Phi Luật Tân và Nhật Bản đang bị Trung Quốc đe dọa. Ngoài ra, Trung Cộng đang trắng trợn bành trướng tại Á Châu và điều này tạo sự bất ổn trong vùng khiến các nước ASEAN cảm thấy bất an. Cứ cái đà này Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ xâm lăng nước họ thôi.

        Với tư cách là một siêu cường, đã từng xác định quyền lợi tại Thái Bình Dương, và sẽ duy trì sự hiện diện tại vùng này, dù muốn hay không, Hoa Kỷ cũng chẳng thể nào thối lui hay ngồi yên chứng kiến sự bành trướng của Trung Quốc được. Theo bài viết của Ralph Jennings đăng trên báo The Street ngày 10 tháng 6 năm 2014 này, rõ ràng Hoa Kỳ có quyền lợi tại Việt Nam cần được bảo vệ, đó là các công ty Exxon-Mobil, Agilent và Intel. Thêm vào đó, Mỹ đã có chính sách xoay trục về Á Châu từ ba năm nay, các nước Đông Nam Á đặt sự tin tưởng vào Mỹ, và cả hai phía đều có quan hệ mậu dịch, như thế Hoa Kỳ không thể án binh bất động, ngồi nhìn Trung Quốc tác yêu tác quái được.

        Vì Việt Nam vẫn duy trì chế độ cộng sản và vì hai bên là cựu thù không tin cậy lẫn nhau cho nên xưa nay Hoa Kỳ không có bán các vũ khí tối tân cho Việt Nam dù Việt Nam có muốn mua. Võ khí của Việt Nam phần lớn là mua của Nga, một phần của Trung Quốc, một phần của Do Thái, một phần của Nhật Bản và một phần tự chế tạo lấy.

        Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào tình hình tại Á Châu. Tuy nhiên họ sẽ đóng vai trò yểm trợ về nhiều mặt, chẳng hạn như hải quân, tình báo và liên quan đến luật quốc tế trong trường hợp có tranh tụng hay đàm phám quốc tế, cho Việt Nam, Phi Luật Tân và Nhật Bản. Hoa Kỳ có thể sẽ thay đổi chính sách, bán võ khí mới cho Việt Nam. Họ sẽ để cho Việt Nam, Nhật Bản và Phi Luật Tân đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Hải quân và Không quân của họ sẽ ra mặt để thị uy và giúp đỡ nếu cần mà thôi, chứ không đụng độ thẳng với Tàu. Nhật Bản sẽ gia tăng bán cho Việt Nam các phương tiện quân sự giành cho việc phòng thủ hay trả đũa đối với Tàu. Cuối cùng, bất đắc dĩ lắm Hoa Kỳ mới phải động thủ. Hoa Kỳ hiện còn nhiều khó khăn nội bộ. Dân chúng Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc can thiệp mới của nước này.

        Tại Á Châu Hoa Kỳ có hai đối thủ là Trung Quốc và Việt Nam, nhưng nguy hiểm hơn vẫn là Trung Quốc. Nội tình hai nước cộng sản Á Châu đang lủng củng, hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Cộng sản đàn em chẳng còn tin vào cộng sản đàn anh nữa. Đàn em đang đi tìm chỗ dựa và trên thực tế Việt Nam chỉ còn trông cậy vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các nước ASEAN Việt Nam cũng cần nhưng phần lớn là sự hậu thuẫn về tâm lý chứ thực ra khả năng quân sự của họ chẳng thấm vào đâu so với Tàu. Trên thực tế, tại Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là nước gần như duy nhất có thể đương cự với Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra giữa hai nước. Nếu giao chiến thẳng tay dĩ nhiên Việt Nam sẽ thua Tàu, nhưng chuyện đánh lớn và thôn tính một nước láng giềng công khai như thế của Trung Quốc sẽ không được cộng đồng quốc tế làm ngơ hay để yên.

        Tình hình đưa đẩy rồi ra Việt Nam sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ dù là ngắn hạn. Nếu biết lợi dụng cơ hội Việt Nam có thể dứt khoát thay đổi thể chế chính trị, cắt đứt quan hệ lép vế với Tàu, hợp tác chặt chẽ nhất là với Hoa Kỳ và Nhật Bản thì đất nước mới được vẹn toàn và từ đó phát triển mạnh để còn bắt kịp đà với các lân bang.

        Nhược bằng nhà cầm quyền lại lợi dụng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, được yên mặt ngoài rồi chứng nào tật ấy, vẫn duy trì cái đảng cộng sản độc tài, chậm tiến, và tiếp tục đàn áp dân chúng, chẳng tôn trọng nhân quyền và dân quyền gỉ cả thì đất nước thật là còn bị cái nghiệp chướng cột chặt vào cổ, có thể xem là hết thuốc chữa rồi vậy.

         Nguyễn Văn Huy              
         10/6/2014