Sunday, June 28, 2009

Hải Triều


Lá Cờ Vàng

1.
Có một thời công chuyện làm ăn khó khăn, tôi mua một chiếc ghe nhỏ, theo anh em làm nghề dân chài, đi đánh cá Salmon. Đó là thời vàng son cách đây hơn 10 năm của "làng" ghe đánh cá Salmon gốc Việt ở British Columbia, Canada. Làm 4 tháng, nghỉ 8 tháng ăn lương thất nghiệp. Tôi thấy cái 8 tháng ăn lương thất nghiệp có vẻ ngon cơm, đi đó đây nói chuyện, viết lách, hội thảo, biểu tình… mà không sợ vợ con ở nhà ăn mì gói… Đó là lý do tôi thành "dân chài", mặc dù cái thuở ban đầu lạng quạng ấy, tôi không biết vá lưới, không biết mặt con cá Salmon nó dài ngắn, méo tròn ra sao… Đúng là liều mạng!

Ta đi trong tuyết ươm hơi lạnh
Mà lửa từ tim vẫn nhóm hồng
Với lá quốc kỳ trên ngực áo
Ta thấy còn hơi ấm non sông…

Thuở đó, Ba tôi còn sống, ở Việt Nam, nghe tin tôi ra biển, ông than trời, vì biết tôi không thể là dân làm biển. Ông tưởng tượng tôi đi chân trần, vát lưới ra biển, mặt mày đen như cục thang hầm, nhấp nhô trên sóng nước… như mấy ông dân chài Phan Thiết ở Lạc Đạo, Bình Hưng, Thương Chánh… rồi nghĩ đến cái thời "vàng son" khi tôi từ đơn vị về thăm nhà, ngừng xe jeep trước cửa, bông mai trên bâu áo, ra trường Thủ Đức mấy năm mà vóc dáng vẫn chưa tan nát nét thư sinh, ông lấy làm hãnh diện với bà con làng xóm… Ông thở dài, và khi biển động, bão tố ở biển Phan Thiết xa Canada gần nửa quả địa cầu, ông lại đứng ngồi không yên nhìn ra biển rộng tưởng chiếc ghe tôi đang quay cuồng trong cơn bão, tưởng chừng khi biển Phan Thiết động thì sóng Canada cũng vỗ ầm ầm… Ba tôi than trời là đúng, tôi ra biển nhiều lần song vẫn bị say sóng hộc máu, lưới quăng xuống nước, cá buồn tình trốn mất tiêu… và cuối cùng, tôi bán ghe sau 5 năm chọn lầm cái nghề "Hà Bá" chê lỗ vốn này.

Tôi thương Ba tôi khi nghĩ đến ông, nhưng ông xa tôi nghìn trùng. Cái gần gũi theo tôi lên ghe ra biển là cái "còm piu tơ" Mac Intos và mấy cái thư của cô bé gái 10 tuổi con tôi. Tôi làm nghề biển mà không bỏ được cáo nghiệp… báo. "Nghiệp báo!" Đúng là Phật dạy nghìn năm trước không sai! Báo ở đây là nghề viết lách trăm cay ngàn đắng cùa những tên cầm bút còn chút liêm sỉ và lương tâm… chứ không phải là thứ nghiệp báo trầm luân địa ngục gì cả!

Khi mỗi lần ghe vô bến, bán cá và vá lưới xong, tôi kéo giây điện gắn vô máy và gõ lọc cọc. Bài vở, tin thức lấy từ báo Tây và cái radio… rồi nhét vô cái đầu cho nó làm việc, xong sang/copy vô cái disket gửi qua Toronto cho chủ nhiệm Bùi Bảo Sơn… Tạp chí Lửa Việt vì thế mà tôi vẫn có mặt, cho dù tôi lênh đênh trên sóng nước theo đuôi bầy cá Salmon...

Có một hôm, thả lưới xong, tôi bóc cái thư cô bé gái gửi cho bố, tôi vô cùng xúc động. Thư con tôi có mấy dòng tiếng Anh "con nhớ Daddy! Con nhớ Daddy!" mà trên đầu thư con tôi vẽ một lá quốc kỳ mầu vàng ba sọc đỏ bằng bút chì mầu. Thì ra con tôi biết lá cờ trên bàn tôi là gì, và những gì tôi giải thích cho nó biết… Đọc thư con, nhìn những dòng chữ con nít, nhìn lá cờ… tôi thấy cả một vùng biển cửa sông Skeena gần Alaska ấm lại…

2.
Tại Mỹ cũng như tại Canada, tờ lịch vừa qua bước vào ngưỡng cửa tháng 12 là thiên hạ chuẩn bị cho mùa Giáng sinh. Một hôm cô bé lớp tiểu học con tôi về nhà, vừa bỏ sách vở xuống bàn là nó kéo tôi ra phòng khách:

- Ông thầy trường con gắn cờ Việt cộng trên cây Giáng sinh đó Ba!

- Sao con biết đó là cờ Việt cộng?

- Thì có lần ba chỉ con cờ đỏ sao vàng là cờ Việt cộng, là cờ bỏ tù Ba, là cờ mà Ba Mẹ phải chạy trốn. Con ghét lá cờ đó lắm! Tại sao trường không treo cờ mình Ba?

Tôi bảo con tôi:

- Con giỏi lắm! Ba thương con lắm! Ba với con lên trường, con chỉ cho Ba lá cờ Việt cộng trên cây Giáng sinh nhen!

Cô bé nhanh nhẩu:

- Con dắt Ba đi liền được không Ba?!

Trường cách nhà tôi chỉ vài trăm mét. Hai cha con vô trường, và quả đúng như lời cô bé, một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ chen giữa những lá cờ các quốc gia khác được trang trí gắn trên cây Giáng sinh sặc sỡ những bong đèn màu nhấp nháy. Tôi dắt con vào xin gặp ông hiệu trưởng, giải thích cùng ông về lá cờ, về kiếp nạn của dân tộc Việt Nam, và hơn nửa triệu người Việt Nam bỏ nước vượt biển ra đi,vùi thây trong biển cả chỉ vì lá cờ này… Và lá cờ cờ đỏ sao vàng là cơn ác mộng của tôi, gia đình tôi, dân tộc tôi.

Ông thầy Canada nghe tôi giải bày, cảm thức những xúc cảm của tôi khi tôi nói, ông hiểu ra, và khi tôi bảo ông rằng tôi sẽ làm đơn chuyển con tôi đi trường khác học nếu ông còn giữ lá cờ đỏ này trên cây Giáng sinh. Ông từ tốn dắt cha con tôi ra cây Giáng sinh, gở bỏ lá cờ đỏ sao vàng, và quay lại hỏi con tôi:

- Con muốn thầy thay lá cờ nào lên đây?

- Dạ, lá cờ con làm ở nhà!

- OK, mai con đem cờ con làm lên trường nghe!

- Dạ! Mai con đem lên! Con cám ơn thầy!

Đêm đó, nhỏ bé con tôi hí hoáy cắt giấy, tô vẽ một lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu. Sáng hôm sau nó lên trường thật sớm. Giờ ăn trưa, nó chạy một mạch về nhà:

- Daddy! Cây Giáng sinh ở trường thầy con cho gắn một lá cờ vàng như lá cờ của Ba để trên bàn. Con làm lá cờ đó hồi hôm Ba biết không?

- Ba biết! Ba biết! Ba thấy con làm! Con giỏi lắm! Ba thương con!

Tôi ôm con tôi vào lòng, hôn trên trán nó, và tôi thấy Vancouver ấm cả một trời mùa Đông…

3.
Bình là một thuyền nhân tỵ nạn đi chui, nghĩa là anh em hắn phóng lên ghe tôi giờ chót khi tôi và đám bạn đẩy ghe ra biển. Đến Canada, hắn ở cùng thành phố Vancouver với tôi. Khá lâu không gặp, có lần tôi lang thang trong chợ Longdale Market ở North Vancouver, gặp hắn làm nhân viên security trong chợ, có job tốt, vợ con, nhà cửa đàng hoàng. Tôi mừng là anh em chúng tôi không tên nào chết trên biển, không tên nào thất nghiệp và ba trợn khi đến xứ người… Tôi không mong gì hơn.

Khoảng một tuần sau đó, bất ngờ Bình phone tôi:

- Anh Hai, sáng nay tôi vô làm, thấy thằng manager cho giăng một dãy cờ trên gần nóc lòng chợ, có cả cờ đỏ sao vàng. Tôi xì nẹt và cự lộn với nó!

- Bộ không sợ nó đuổi sở sao?

- Đuổi, tôi tìm chỗ khác làm, chịu nhục làm ở đây mỗi ngày thấy lá cờ này tôi chịu không được! Thằng manager thấy tôi nóng, lúc đầu nó ngạc nhiên, sau tôi giải thích nó hiểu ra, nó đồng ý bỏ lá cờ đó, nhưng nó ra điều kiện là tôi phải tự vô kho mang thang ra leo lên tháo cờ, và thay vào bất cứ một lá cờ quốc gia khác mà tôi không "up set, không nhức đầu" ngay hôm nay. Nó không chấp nhận để giây cờ trong chợ có một khoảng trống. Anh có lá cờ quốc gia nào sẳn ở nhà, lái xe mang gấp qua cho tôi trước khi chợ đóng cửa!

- OK, chuyện gì chứ chuyện này tao bay qua liền!

Mặc dù thằng em thuyền nhân đi chui của tôi nó không tham gia sinh hoạt đấu tranh nào, năm 1975 nó còn nhỏ, chưa đi lính, nhưng nó có tinh thần quốc gia ngon lành, và phản ứng hết sẩy, ngon lành hơn bất cứ ai "ăn cơm quốc gia thờ ma Việt vẹm".

Ngày hôm nay, ai thăm chợ Longdale Market ở North Vancouver, Canada vẫn còn thấy trên nóc chợ một lá cờ vàng ba sọc đỏ giăng giữa hàng cờ các quốc gia khác, đó là lá cờ của tôi và Bình. Hạ được cờ đỏ VC, treo lên lá cờ vàng trên nóc chợ ở Canada là một kỷ niệm khó quên của anh em tàu BI 25803 của tụi tôi khi vào Pulau Bidong năm 1980 trước đây.

4.
Tại Canada, tỉnh Alberta là nơi lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo thường trực tại hai thành phố Calgary và Sandre. Chế độ Hà Nội nhiều lần cay cú và can thiệp yêu cầu kéo xuống, nhưng chính phủ các cấp Alberta vẫn lạnh như tiền, quyết tâm giữ lá cờ của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản là một yếu tố quan trọng để nhà nước Alberta "gửi gió cho mây ngàn bay những lời phản đối, yêu cầu của Hà Nội" .

Những đồng hương Việt Nam có dịp ngang qua Calgary, ngay trên góc xa lộ Deerfoot và International Avenue ( đường 17), sẽ thấy có một công viên treo một dọc cờ các quốc gia tự do trên một hàng trụ cờ, và lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay giữa hàng cờ đó.

Thành phố Vancouver cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong một tình huống rất lý thú. Trên đường Kingsway, một trong nhưng con đường chính của thành phố đẹp nhất Bắc Mỹ này, gần giữa hai góc đường số 10 th Ave và 11 th Ave, có một hảng bán xe khá đắc tiền có tên là Tecnique Auto Sale. Bỗng một hôm, bà con Việt Nam đi xe bus ngang hảng xe, thấy một hàng cờ trong đó có lá cờ đỏ sao vàng tổ bố. Thế là nhiều cú phone gọi tới tấp tới anh em Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Thủ Đức Vancouver:

- Trời ơi mấy ông ơi! Tụi Việt cộng nó treo cờ đỏ sao vàng trên đường Kingsway! Bây giờ mấy ông làm sao chớ!

- Chỗ nào Bác!

- Chỗ tiệm bán xe trên đường Kingsway, gần góc 11!

- OK bác! Tụi cháu đến đó ngay!

Tôi và Trần Văn Trung SĐ18 phóng xe đến đó, và y như rằng, lá cờ đỏ sao vàng "đang giỡn mặt bà con" dưới trời Vancouver. Tôi và Trung vào hảng xe, tự giới thiệu là đại diện cho Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Võ Khoa Thủ Đức thuộc cộng đồng Việt Nam, xin gặp manager…

- Thưa ông, sao hôm nay hảng ông lại có sang kiến treo 12 lá cờ trước hảng xe, và tại sao lại có lá cờ đỏ sao vàng?

- Hảng tôi buôn bán xe, 12 lá cờ được treo là 12 sắc dân đông đảo có mặt sinh sống tại vùng Vancouver Mainland và vùng phụ cận. Người Việt các ông trong vùng này theo tôi đoán có khoảng 40 ngàn dân, do đó tôi treo lá cờ đỏ sao vàng của nước ông!

Tôi biết ngay là hảng xe có một sự nhầm lẫn "vĩ đại và vô tình". Tôi từ tốn giải thích:

- Vì nhu cầu buôn bán, hảng ông mới treo các lá cờ quốc gia của các sắc dân. Chúng tôi đến đây với thiện chí là giúp các ông tránh khỏi những hiểu lầm không lợi cho việc buôn bán của hảng ông. Việc treo các lá cờ khác, chúng tôi không có ý kiến, nhưng treo lá cờ đỏ sao vàng thì không nên?

- Tại sao/Why? Xin ông nói rõ hơn!

- Thưa ông, lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của đảng cộng sản Việt Nam và đảng đó đã áp đặt thành cờ của nước Việt Nam cộng sản; lá cờ đó không đại diện cho nước Việt Nam tự do của chúng tôi. Vì lá cờ này mà dân tộc tôi đau khổ, vì lá cờ này mà chúng tôi phải bỏ nước ra đi và có mặt ở đây, vì lá cờ này mà nửa triệu người Việt Nam vùi thân trong lòng biển trên đường tìm tự do. Quý hảng treo lá cờ này là khơi lại niềm đau, nỗi hận của 40 ngàn người Việt sinh sống ở đây, và họ sẽ không vào xem xe các ông, không mua xe các ông, và họ có thể tập trung hàng ngàn người biểu tỉnh chống lá cờ đỏ trước hảng ông…

Người Manager hiểu ra ngay sự tình, và ông đồng ý. Ông cho người tháo lá cờ đỏ sao vàng xuống. Nhưng ông bỗng nói:

- Tháo lá cở đỏ xuống thì một trụ cờ bỏ trống…

- Vậy ông có thể thay lá cờ vàng Việt Nam của chúng tôi lên được không?

- OK được! Chừng nào ông giao lá cờ đó cho chúng tôi?

- Ngay hôm nay!

Chúng tôi cho Trung bay về trụ sở Hội Cựu Chiến Sĩ mang đến hảng xe lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hảng xe hí hoáy móc vào thanh ngang của trụ cờ nhưng không được, vì cờ không có lổ ngang đủ rộng. Người manager không trả lại cờ, ông giữ lại và mang vào office. Chúng tôi cám ơn ông và từ giả hảng xe. Trên đường về, tôi nói với Trung:

- Đem được cờ đỏ VC xuống là tụi mình thắng VC 1-0 rồi! Chuyện họ treo cờ mình lên được thì càng tốt, không có cũng không sao, miễn là đừng có cờ đỏ sao vàng treo lên trong thành phố này là OK.

Mấy hôm liền sau đó, chúng tôi cứ lái xe lạng qua lại trước hảng xe xem có gì lạ không. Cây cột cờ vẫn để trống, không cờ đỏ, không cờ vàng. Tôi nghĩ bụng, chắc hảng xe muốn giữ thái độ trung lập. 1-0 là tỷ số chấp nhận được. Nhưng ngày hôm sau nữa, khi tôi lái xe qua đường Kingsway để ý cây trụ cờ trống như thường lệ, mắt tôi sáng lên khi thấy lá cở vàng ba sọc đỏ rực rỡ, mới toanh đồng dạng với hàng cờ các nước khác, tung bay trong gió. Thì ra hảng xe thuê may lá cờ vàng theo mẫu lá cờ chúng tôi cho hảng nhưng có một lỗ ngang để luồn vào. Họ đã giữ lời hứa treo lá cờ vàng.

Tôi phone Trung và các bạn:

- Hạ VC thêm một quả nữa! 2-0!

- Cái gì?

- Hảng xe treo cờ mình, đẹp, mới toanh, rực rỡ! Gặp nhau tại Hội quán ngay. Phone cho mấy ông thần nước mặn của mình luôn. Ứng tiền mua giùn một cái thiếp cám ơn, mộ bó hoa, một case beer, lấy ở nhà một chai rượu chưa khui…

- Để làm gì?

- Tặng hảng xe, sao đó mình khao quân!

- Nghe 5, nhận 5!

Nội trong hôm đó, chúng tôi đã tiếp xúc cám ơn hảng xe, để lại trong văn phòng họ một chai rượu, một case beer, một bó hoa và một thiệp cám ơn… nhân danh Cộng đồng Người Việt vùng Greater Vancouver, Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Võ Khoa Thủ Đức Vancouver… Và cuối tháng, khi báo Việt Nam Vancouver ( một ấn bản địa phương của Nguyệt San Việt Nam) ra lò, chúng tôi đã gửi cho hảng xe 40 số báo free mà trang bìa là 1 trang quảng cáo cho hảng xe không lấy tiền. Quảng cáo nẳm ngay nơi trang bìa sau tờ bào với lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay.

Đây là lá cờ vàng ba sọc đỏ duy nhất tại Vancouver rực rỡ, lồng lộng trong nắng tại Vancouver, bất chấp những cú phone và văn thư khiếu nại, phản đối của sứ quán cộng sản tại Ottawa. Tỷ số 2-0 này sẽ tồn tại cho đến ngày tàn trận đấu dài mà thời gian trận đấu được tính bằng năm, bằng tháng trên nỗi đau của dân tộc…

Hiện nay, âm mưu và nổ lực của tà quyền Taliban VC ở Hà Nội vẫn còn đang tiến hành quyết liệt: Phân hóa cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, lăng nhục cuộc chiến đấu chính nghĩa của QLVNCH và bôi bẩn, hạ thế giá lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chúng ta mất gần hết, chỉ còn lại mầu cờ. Và chúng ta không chấp nhận những phản bội của bất cứ ai,bất cứ từ đâu tới. Những đoản văn này được viết nhân chuyện mầu cờ bị lăng nhục ở Nam California.

Lịch sử sẽ không tha thứ cho những ai bôi đen lịch sử bằng cách hạ nhục lá cờ vàng!

Hải Triều

Nhóm Nhà Văn Quân Đội

Thursday, June 25, 2009

Thơ Trương Thúy Hậu


秋望

黃 葉 陳 陳 團 亂 飛
十 年 東 望 久 人 違
庭 前 秋 向 吹 煙 問
何 日 歸 期 是 不 知


THU VỌNG

Video Thu vàng

Hoàng diệp trần trần đoàn loạn phi
Thập niên Đông vọng cửu nhân vi
Đình tiền Thu hướng xuy yên vấn
Hà nhật quy kỳ thị bất tri.

Lá vàng hàng loạt tạt bay qua
Mười năm nhớ Bạn ở quê nhà
Buồn quá theo Thu ra sân trước
Hút thuốc mơ về quê rất xa.

Trương Thúy Hậu
2005

Wednesday, June 24, 2009

Émile Leon Cammaerts


Le Drapeau Belge

1.
Rouge pour le sang des soldats,
- Noir, jaune et rouge -
Noir pour les larmes des mères,
- Noir, jaune et rouge -
Et jaune pour la lumière
Et l'ardeur des prochains combats.
Au drapeau, mes enfants,
La patrie vous appelle,
Au drapeau, serrons les rangs,
Ceux qui meurent, vivent pour elle!

2
.
Rouge pour la pourpre héroïque,
- Noir, jaune et rouge -
Noir pour le voile des veuves,
- Noir, jaune et rouge -
Jaune pour l'orgueil épique,
Et le triomphe après l'épreuve.
Au drapeau, au drapeau,
La patrie vous appelle,
Il n'a jamais flotte si haut,
Elle n'a jamais été si belle!

3.

Rouge pour la rage des flammes,
- Noir, jaune et rouge -
Noir pour la cendre des deuils,
- Noir, jaune et rouge -
Et jaune pour le salut de l'âme
Et l'or fauve de notre orgueil.
Au drapeau, mes enfants,
La patrie vous bénit.
Il n'a jamais été si grande
Que depuis qu'il est petit,
Que depuis qu'il brave la mort

Émile Leon Cammaerts

Source en.wikipedia.org

Tuesday, June 23, 2009

Thơ Nghiêm Thị Hằng


Ngày xưa


Video Ngày xưa Hoàng thị - BangBang

Ngày xưa em trả anh rồi
Câu thơ còn nợ tình đời còn mang
Ngày xưa thương con dã tràng
Một mình xe cát đã tàn tháng năm.
Ngày xưa một thủa xa xăm
Em đi hái lá chăn tằm ươm tơ
Tơ em hong nắng đến giờ
Áo tơ chưa mặc còn chờ mùa đông.
Ngày xưa em chưa lấy chồng
Sao anh không gói nắng hồng sang chơi?
Ngày xưa giờ đã xa rồi
Gặp nhau lại ước một thời ngày xưa...

Nghiêm Thị Hằng

Monday, June 22, 2009

Lính khố xanh


Lực lượng vệ binh bản xứ của thực dân Pháp
(1915-1945)

Lực lượng vũ trang do Pháp tổ chức ở Đông Dương và Quảng Châu Loan ( xứ bảo hộ của Pháp ở Trung Quốc ) để phục vụ cho việc cai trí thuộc địa của Pháp. Lực lượng này thành lập ngày 30-6-1915 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm toàn bộ binh lính người bản xứ ( Đông Dương và Quảng Châu Loan ) không thuộc lực lượng chính quy (quân đội thuộc địa của Pháp); thuộc quyền chỉ huy tối cao của chính quyền Pháp ( ở Việt Nam, do thống đốc Nam Kỳ, thống sứ Bắc kỳ và khâm sứ Trung kỳ chỉ huy ). Lực lượng này có chức năng: bảo đảm trật tự an ninh; canh gác công sở, trại giam tuyên giao thông; áp tải tội phạm, áp tải hàng hóa ( của chính quyền ); đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy... Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương được coi như địa phương quân, được tuyển mộ như lính thuộc quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương và sẵn sàng bổ sung cho quân đội thuộc địa khi cần theo lệnh của toàn quyền Đông Dương. Thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương có: vệ binh bản xứ ( P.Garde Indigène; ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Lào và Quảng Châu Loan thường gọi là lính khố xanh, ở Nam kỳ gọi là lính thủ bộ), vệ binh miền núi ( P.Garde Montagnade; thường gọi là lính dõng ) và lính cơ ( P.Milice). Quân số ( đầu 1945 ) khoảng 22.000 người. Tan rã khi Nhật đảo chính Pháp ( 9-3-1945 ); một bộ phận ( lính khố xanh ) được Nhật chuyển thành bảo an binh.

Saturday, June 20, 2009

BẢN ĐỒ VIỆT NAM


BẢN ĐỒ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

( TỪ THẾ KỶ15 ĐẾN NAY )


















































































Nguồn
zum.de.whkla

Đọc thêm maproom.org - History of Vietnam - Lịch sử Việt - History of southeast Asia

Ghi chú : Bản đồ Việt Nam năm 1954 (ở trên) đã vẽ nhầm đường ranh chia cắt đất nước theo Hiệp định Genève 1954 tại vĩ tuyến 16 . Website của Trường KMLA này tại South Korea.đã nhầm lẫn khi viết bài: http://www.zum.de/whkmla/region/seasia/nvietnam19541975.html

Bản đồ Viêt Nam năm 1945 cũng bị nhầm lẫn.Annam thời kỳ này thuộc Triều đình Huế,lãnh thổ từ tỉnh Bình Thuận đến Thanh Hóa,theo hiệp ước năm 1884 Pháp-Việt ,có nghĩa là vẫn giông như bản đồ năm 1893 ở trên.

Diendan đã gửi mail ngày June-20/09 yêu cầu KMLA sửa lại .

朱孟楨


青心才人詩集序

今使緣締贈扇,遼陽不歸叔父之喪;
變起賣絲,雷州即辦寃民之案;
則瑟琴好合,骨肉團圓;碧玉長留,
紫釵不斷;烟花商客,何來買笑之金;
聲教外臣,終阻歸降之甲。
何以表閨人之孝行,見俠女之機權;
乃知:事非曲則不奇,遇愈屯而乃顯。

卿真達者,須知蒼昊之憐才;
我亦云然,莫怨紅顏之無分。
獨是:未通媒妁,
先訂私盟,一墜繁花,
便成結習。
或者謂水蕩雲流之態;淪而為枝迎葉送之風。
不知:紅杏出墻,未付香心於粉蝶;
霜鋒飲恨,恐延禍事於池魚。
勵鏡裏之冰霜,度愁邊之歲月。
無瑕之壁,價可重於連城;
已逝之波,夢猶回於舊浦。
試平情而著論,宜略迹而原心。

又況:十首新詩,
冠入斷腸之集;
四絃宮怨,譜成薄命之音。
覺棲涼其惱人,
復娉婷而顧影。
花應輸艷,柳欲憎嬌。
參北部之風騷,笑啼亦韻;
擅南朝之粉黛,濃淡相宜。
固宜諸老鍾情,
遍名姓於裙邊袖角;
遂使千秋記事,
採風流於剩粉殘脂。

嗟乎!小謫風塵,幾遭魔孽。
情天浩渺,
恨海滄茫。
隨風之絮何依;
墜悃之花無賴。
干卿甚事,替古偏愁。
然而,聽月夜之琵琶,
青杉易濕
;唱隔江之玉樹,
白鬢添花。
由來名士佳人,
夙世有花嚴之劫;
休怪青山黃土,千古同淪落之悲。
僕本多情,感深同調。
未悟空花於色界,
偏憐幻夢於春場。
金屋阿嬌,漫著半空之想
;美人芳草,憑招隔代之魂。
偶興筆以抽思,遂逐回而想詠。
言之長也,
藉當客窗聽雨之談;
靈之來兮,或在洛浦淩波之夜。

朱孟楨

Thanh Tâm tài nhân tập tự

Kim sử duyên đề tặng phiến,
Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang,
biến khởi mãi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án;
tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên,
bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn;
yên hoa thương khách, hà lai mại tiếu chi kim,
thanh giáo ngoại thần, chung trở quy hàng chi giáp.
Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền?
Nãi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển.

Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài;
ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận.
Độc thị vị thông môi chuớc,
tiên đính tư minh, nhất trụy phiến hoa,
tiện thành kết tập.

Hoặc giả vị thủy đãng vân lưu chi thái,
luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong.
Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp.
Sương phong liễm hận, khủng điên họa sự ư trì ngư.
Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt.
Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành;
dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố.
Thí bình tình nhi trước luận,
nghi lược tích nhi nguyên tâm.

Hựu huống: thập thủ tân thi,
quán nhập đoạn trường chi tập;
tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm.
Giác thê lương kỳ não nhân,
phục đính đình nhi cố ảnh.
Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều.
Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận;
thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi.
Cố nghi chư lão chung tình,
biến danh tính ư quần biên tụ dốc;
toại sử thiên thu ký sự,
thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.

Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt!
Tình thiên hạo diểu,
hận hải thương mang!
Tùy phong chi nhứ hà y!
Trụy khổn chi hoa vô lại!
Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu!
Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà,
thanh sam dị thấp;
xướng cách giang chi ngọc thụ,
bạch mấn thiêm hoa.

Do lai danh sĩ giai nhân,
túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp.
Hựu quái thanh sơn hoàng thổ,
thiên cổ đồng luân lạc chi bi.
Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu.
Vị ngộ không ư sắc giới,
thiên liên do mộng ư xuân tràng.
Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng;
mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn.

Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh.
Ngôn chi trường dã,
tạ đương khách song thính vũ chi đàm;
linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...


Chu Mạnh Trinh

Tựa Truyện Kiều

Giả sử ngay khi trước,
Liêu Dương cách trở,
duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay;
quan lại công bằng,
án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng.
Thì đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc,
đem thân cho thiên hạ mua cười;
mà chắc biên thuỳ một cõi nghênh ngang,
ai xui được anh hùng cởi giáp.
Thì sao còn tỏ được người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa,
tay đàn bà mà lại có cơ quyền.
Thế mới biết: người khôn thì hay gặp gian truân,
chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn.

Con tạo hoá vốn thương yêu tài sắc,
nàng đà biết thế hay chưa.
Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già,
ta cũng khuyên lời phải chẳng.
Chỉ vì một tội mối manh chưa có,
thề thốt đã nhiều, trăng gió mắc vào,
phồn hoa dính mãi.

Cũng có người bảo:
tại nước chảy mây trôi lỡ bước,
nên cành đưa lá đón quen thân.
Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới;
cho có muốn lưỡi dao liều với mạng,
lại e thành cháy vạ lây.
Tấm lòng này như tuyết như gương,
mối sầu nọ qua ngày qua tháng.
Ngọc kia không vết,giá liên thành khôn xiết so bì.
Nước đã trôi xuôi,hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn.

Bàn cho thật phải,tình cũng nên thương.
Lại xem như bút mực tài hoa,
đoạn trường mười khúc; trúc tơ phong nhã,
hồ cầm một chương; câu thần vẳng vọng tiêu tao,
bóng ngọc tưởng chiều não nuột;
hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh,
vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu,
trăm năm cũ còn ghi tên tuổi hảo;
người chép sách tiếc vì tài sắc,
nghìn thu sau nhặt lấy phấn hương thừa.

Than ôi, một bước phong trần,
mấy phen chìm nổi; trời tình mờ mịt,
bể hận mênh mang.
Sợi tơ mành theo gió đưa đi,
cánh hoa rụng chọn gì đất sạch.
Ai dư nước mắt khóc người đời xưa,
thế mà giống đa tình luống những sầu chung,
hạt lệ Tầm Dương chan chứa;
lòng cảm cựu ai xui thương mướn,
nghe câu ngọc thụ não nùng.

Cho hay danh sĩ giai nhân,
cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ.
Ngán nỗi non xanh đất đỏ,
để riêng ai luân lạc đau lòng.
Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu.
Cái kiếp không hoa lẩm cẩm,
con hồn xuân mộng bâng khuâng.
Đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc,
lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên.

Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi,
đem sự tích tóm làm một tựa.
Bây giờ kể còn dài chưa hết,
hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu.
Hỡi ơi, hồn còn có biết hay chăng?
Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố.

Đoàn Tư Thuật dịch

Nguồn thivien.net

Friday, June 19, 2009

Prisonnier Politique Au Việt Nam


CHẾT TRONG LAO TÙ CỘNG SẢN

Lời người dịch: Cái chết của LS Trần Văn Tuyên, một phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Thông Tin, một Giáo Sư Dân Luật Luật Khoa Đại Học Đường Sài Gòn , một Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Sài Gòn, một Luật Sư tên tuổi và cuối cùng một Dân Biểu Lãnh Tụ Khối Dân Tộc Đối Lập Hạ Viện VNCH dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu, mãi đến bây giờ mới được công bố sự thật qua ngòi bút hồi ký tả chân và sống động của Cố Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa Trần Vỹ, nguyên Bộ Trưởng Y Tế Đệ I Cộng Hòa, một sáng lập viên Lực Lượng Nhân Dân Kiến Quốc đối lập với TT Nguyễn Văn Thiệu, trong đại tác phẩm trường thiên hồi ký viết bằng Pháp ngữ "Prisonnier Politique Au Việt Nam" (Người Tù Chính Trị Tại Việt Nam) mà tôi xin trích dịch hầu độc giả sau đây. LS Trần Văn Tuyên là Giáo Sư Dân Luật của tôi năm thứ I ở trường Luật khi tôi còn theo học Y Khoa ở Sài Gòn. Giáo sư thạc sĩ Trần Vỹ là thầy dạy tôi các năm thứ I, II, III ở Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn về các môn Sinh Lý Học (Physiologie) và Y Học Thực Nghiệm (Médicine Expérimentale). Sau ngày mất nước 30/4/75, cả hai thầy lẫn trò đều phải đem theo "một tháng tiền ăn" và "đăng ký cải tạo tẩy não" tại trường Trưng Vương để rồi xuống ở tù tại làng Cô Nhi Long Thành tọa lạc trên Quốc Lộ 15 đi Vũng tàu, cách Sài Gòn 35 cs. Tại đây, bọn cộng sản đã chia "ngụy quân, ngụy quyền" thành 4 khối: khối 1 gồm công chức và quân nhân, cao cấp biệt phái từ quận trưởng trở lên, khối 2 gồm Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, khối 3 thuộc Cảnh Sát Quốc Gia, và khối 4 thuộc các Đảng phái "phản động" (nghĩa là không phải cộng sản.) Thầy Tuyên và tôi thuộc khối 1, ở tại nhà 1 (khối này có tất cả 17 nhà). Thầy Tuyên lại ở trong tổ 9 do tôi làm tổ trưởng. Còn thầy Vỹ ở tổ 4 (vì thầy đi trình diện theo diện đảng phái mặc dầu các giáo sư Đại Học Y Khoa Sài Gòn vào giờ chót đã được miễn đi cải tạo vì chúng nó đang cần chuyên viên để giảng dạy tại lớp và bệnh viện, nhưng thầy Vỹ đã không thèm hưởng đặc ân đó). Cuối mùa đông năm 1975, thầy Tuyên và thầy Vỹ và một số lớn khác bị phân tán lên Thủ Đức để cải tạo khắc khe hơn. Trong thời gian ngắn ngủi chung sống tại Long Thành với hai thầy (mà tôi đã viết trong bộ trường thiên hồi ký "Đêm Vượt Biên" sẽ xuất bản) tôi đã có nhiều kỷ niệm lao tù trong những giờ cuốc đất đào rãnh và xách nước tại nhà bếp. Một trong những kỷ niệm đẹp đó là tôi đã làm thế cho thầy Tuyên các "lao động nặng" và xách nước tắm cho thầy Vỹ trong giờ nghỉ. Khi hai thầy bị đày đi xa, tôi đã mất liên lạc từ đó cho đến ngày vượt biên. Trước khi từ trần vào đâu 1995 thầy Vỹ đã hoàn thành cuốn sách quý giá nói trên mà tôi đã được đọc với bao bồi hồi xúc cảm tìm lại được những dư âm trong những năm nghe thầy giảng bài tại "28 Testard" cũ. Cuốn sách là một bản cáo trạng tố giác hùng hồn tội ác tày trời của bè lũ tập đoàn khát máu cộng sản Hà Nội (CSHN). Thầy cũ này đã nhắc đến thầy cũ kia một cách tình cờ, trong cùng một thời điểm, tại một giao điểm cả hai Thầy đã về nước Chúa. Chúng tôi mạnh dạn thách đố những ông trong Bộ Chính Trị CSHN nếu có can đảm hãy trả lời trước công luận thế giới về cái chết phi lý và vô nhân đạo của Thầy Tuyên. Chúng tôi yêu cầu những người cầm bút chân chính ở hải ngoại hãy tiếp tay với chúng tôi vạch trần lòng hoang da thú của bọn CSHN thâm độc giết người không dao. Với lòng tôn kính tuyệt đối của một người học trò cũ đối với hai vị Thầy khả kính trọn đời trong tâm khảm, tôi đốt nén hương lòng soi sáng tâm tư để lược dịch hai khúc phim sống động về một cái chết vô cùng dã man trong lao tù CSHN mà vô số nạn nhân miền Nam đã trải qua nhưng chưa bao giờ được nhắc tới (!), để tưởng niệm hai nhà Đại Trí Thức từng bất khuất trước gông cùm bạo lực của bọn độc tài vô sản chuyên chính. - Phụng Hồng


... Chúng tôi nhất loạt đồng ý rất mau về việc tán thành chỉ định người báo cáo hôm đó là Trần Văn Tuyên, một cựu luật sư nổi tiếng tài ba xuất chúng rất quen thuộc đối với chúng tôi.

Tuyên cám ơn tấm thịnh tình tin tưởng của chúng tôi và nói rằng ông rất sung sướng được có cơ hội để chứng minh cho người cộng sản thấy rằng người trí thức miền Nam không bao giờ phản bội Tổ Quốc họ, rằng họ đã đấu tranh và giành độc lập cho Việt Nam theo quan niệm về dân chủ tự do của họ, một quan niệm đánh giá đúng mức những kẻ khác!

Ba ngày sau đó, Tuyên suy nghĩ nhiều về bản báo cáo của ông ta, ông không đi ra ngoài trong những giờ nghỉ giải lao, ban đêm thì ông ngồi trong mùng để tiếp tục viết...

Qua sáng sớm ngày thứ hai đầu tuần, mặc dầu trời lạnh, Tuyên vẫn giữ thói quen cố hữu là tắm trong một máng chậu lớn đặt cách dãy nhà chúng tôi nằm chục thước, nơi mà chúng tôi thường làm vệ sinh.

Trước 8 giờ, tên quản giáo phụ trách chính trị cho tất cả mọi người, kể cả những người bạn ở gian bên cạnh trong cùng dãy nhà với chúng tôi lên lớp và ra lệnh cho chúng tôi ngồi thành dãy hàng hai người một, trên chiếu của mình. Tôi ngồi trên chiếc chiếu của tôi, gần bức tường để có thể dựa lưng trong lúc "người khách được mời của tôi ở phòng kế cận" (ám chỉ ông Trần Văn Tuyên, chú thích của người dịch) lại ngồi gần ở lối đi ở giữa. Tuyên ngồi ở phía bên kia của lối đi đó, không xa tôi mấy. Ở đầu cùng, gần cửa đi vào, người ta đã kê một cái bàn nhỏ trên một tấm vải điều và ba cái ghế. Chừng vài phút sau 8 giờ, một nhóm cán bộ chính trị bước vào, tên đại diện Bộ Nội Vụ đứng thẳng đàng sau bàn, mời tên phó giám đốc đặc trách cải tạo của trại ngồi xuống trên cái ghế bên cạnh bàn, ở phía trái trong lúc những đứa khác thì đến ngồi ở giữa những hàng đầu của những người bạn chúng tôi. Tên đại diện tuyên bố khai mạc khóa học tập, cám ơn tên giám đốc trại đã giúp tổ chức lớp học, xong ngồi xuống và bắt đầu nói về những lợi ích đặc biệt mà Bộ Nội Vũ đã chú tâm đến lớp này, những cố gắng mà Bộ Nội Vụ đã làm và sẽ làm để giúp chúng tôi hoàn thành tốt công cuộc cải tạo...

Ngay chính lúc đó tôi bỗng chú ý có một vài giao động ở phía bên kia của lối đi giữa: chắc rằng có một người nào đó vừa té ngất xỉu và những người bạn đang xúm lại để tiếp cứu. Trong thời gian này, với những cơn lạnh đầu mùa, những người bạn cải tạo đều quá yếu đuối trầm trọng bởi thiếu dinh dưỡng, thường hay ngã quỵ mỗi khi phải gắng sức cho dù tối thiểu.

Mãi cho đến bây giờ, điều này đã xảy ra như cơm bữa và quá tầm thường đối với chúng tôi cũng như những người khác, không có một ngất xỉu nào mà không đưa đến sự chết chóc! Tên báo cáo viên cứ tiếp tục nói và các bạn tôi và bản thân tôi tiếp tục nghe một cách lơ đãng; độ năm hay sáu phút sau đó, tôi nhận thấy ở phía bên kia của lối đi chính, nhóm người tụ lại chung quanh "người bệnh" vẫn tiếp tục kéo dài. "Chắc phải có một cái gì bất thường đã xảy ra" tôi tự nhủ thầm và liền rời chỗ tôi ngồi để tới xem xét. Người đó chính là Tuyên đã nằm duỗi thẳng, nhịp thở hơi đều, nhưng lại không phải là một cơn ngất xỉu, ông ta đang bị hôn mê trầm trọng! Vì tôi đã biết ông ta bị chứng cao huyết áp, ở Thủ Đức đã nhiều lần ông ta nhờ tôi đo áp huyết, tôi liền làm một chẩn đoán bệnh ngay tức khắc là "kích xúc thuyên tắc mạch". Tôi yêu cầu mọi người thôi đừng thoa bóp ông ta nữa mà vực ông ta đến cuối phòng, họ liền làm tức khắc và tôi ngồi cạnh Tuyên để canh chừng: nhịp thở đều nhưng đã thấy bán thân bất toại và phản xạ duỗi thẳng những ngón chân được ghi nhận rõ rệt. Đối với những tên cán bộ quản giáo, chính trị của tổ chúng tôi vừa hỏi tôi vì sao lại xảy ra như thế, tôi trả lời là Tuyên vừa bị vỡ một động mạch nhỏ trong não và phải di chuyển ông ta đi bệnh viện ngay. Nó bỏ đi không nói gì và một lát sau, y trở lại cùng với một nhân viên y tế của trại chúng tôi. Tên này lại hỏi lại xem tôi có lầm lẫn trong lúc chẩn đoán không, tôi xác nhận lại lần nữa rằng tôi quả quyết là đúng chắc, rằng tôi đã biết hết về bệnh trạng tăng huyết áp của đương sự từ khi còn ở Thủ Đức, rồi tôi bảo hắn ta lo di chuyển Tuyên đi bệnh viện và trong lúc chờ đợi tôi yêu cầu hắn cho tôi mượn một máy đo huyết áp. Tên này cũng như tên hồi nãy nghe xong bỏ đi không nói gì rồi sau một giờ thì trở lại với một ống chích đựng đầy một chất lỏng trong veo mà nó bảo tôi chích cho Tuyên.

- Thuốc gì vậy?

- Sinh tố B 1, hãy chích cho nó!

-Nhưng không có tác dụng gì công hiệu cả!

-Thì hãy cứ chích cho nó!

Tôi chích xong, nói với y:

-Cán bộ Chính Trị! Hãy đưa người bệnh đi bệnh viện ngay, ở đây ta đành chịu bó tay, không làm gì được cho ông ta!

-Chúng tôi không được quyền cho ông ta ra khỏi trại!

-Vậy hãy đưa ông ta lên bệnh xá!

-Lại không thể được! Vì không có chỗ! (sự thật thì trại chưa hề có bệnh xá).

-Ở bệnh xá hay bất cứ một phòng nào. Đang còn có tất cả những bạn hữu của tôi ở đây. Anh không thể để cho họ nhìn thấy ông ta chết!

Tên y tá không trả lời, nó đứng suy nghĩ một lát rồi bỏ đi.

Buổi học tập vừa mới chấm dứt; vả lại chúng nó cũng không thể tiếp tục vào buổi chiều này hay ngày mai được.... Rất nhiều bằng hữu tiến lại gần chỗ chúng tôi đứng nhìn một cách buồn thảm người bạn chúng tôi đang nằm mê man, nói vài câu thương tiếc, rồi giải tán... Đã đến giờ sửa soạn bữa ăn trưa!

Chung quanh Tuyên, chỉ còn lại mình tôi, với độ sáu, bảy người khác, tất cả đều là cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng cả, Tuyên cũng ở trong đảng này.

Hơn một giờ sau, tên y tá trở lại đem theo hai người tù làm việc chung-sự, khiêng một cánh cửa thế cái cáng.

"Chúng tôi di chuyển ông ta đi bệnh viện!" tên y tá nói.

Cùng với những người bạn cũ tôi di chuyển Tuyên trên cái cáng tự chiếc biến, đắp mền cho ông ta và nhét thêm vài bộ quần áo của ông ta ở bên cạnh; những người "lo chung sự" nhấc bổng cái cáng lên và chúng tôi đi theo tiễn Tuyên cho đến tận cửa ra vào mà sau đó cái cáng Tuyên nằm mất hút với tên y tá áp tải.

Tên cán bộ quản giáo của tổ chúng tôi trở lại giữa lúc đó, báo cho chúng tôi hay rằng chính hắn ta và tên y tá đã lên gặp tên giám đốc trại từ lúc 9 giờ để thông báo bệnh tình của Tuyên; tên giám đốc liền điện thoại cho Bộ Nội Vụ ngay tức khắc để xin chỉ thị. Nhưng bộ chỉ cho lệnh di chuyển Tuyên đi bệnh viện Hà Đông mới cách đây nửa tiếng. Hắn cũng yêu cầu chúng tôi thành lập một tiểu ban gồm ba người để kiểm kê hành trang cá nhân của Tuyên còn lại trong túi đồ và vali của ông.

Một trong những người bạn của Tuyên đã cho tôi hay rằng Tuyên có một người con gái đời vợ trước, ở lại miền Bắc từ 1954 với chế độ cộng sản và hiện là kỹ sư trong một hãng thầu của nhà nước ở ngay tại Hà Nội. Ngày hôm sau, tên y tá trở lại phòng chúng tôi và báo với chúng tôi rằng Tuyên vẫn luôn luôn ở trong tình trạng hôn mê, tôi đã nói với hắn về người con gái của Tuyên mà tên và địa chỉ thì rất dễ tìm trong các bản tự khai của Tuyên, về đời sống dân sự và các người liên hệ trong gia đình; tôi cũng đề nghị với hắn là nên cho cô ta về ở cạnh đầu giường của Tuyên tại bệnh viện. Cũng như moị lần, hắn không trả lời!

Qua ngày hôm sau, thứ tư, tên cán bộ quản giáo của tổ chúng tôi báo cho chúng tôi biết rằng Tuyên đã từ trần cùng sáng hôm ấy, lúc 4 giờ sáng và thi hài sẽ được đem về lại trại buổi chiều. Hắn cũng nói thêm là tên giám đốc trại đã cho phép chúng tôi cử một phái đoàn gồm 8 người để tham dự vào việc tẩm liệm và chôn cất. Chúng tôi dành vinh dự ấy cho những đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà Tuyên là đảng viên. Vào xế trưa, trước 16 giờ, một cai ngục đến tìm tám thành viên của chúng tôi và dẫn ra khỏi phòng giam; những người này đã trở về rất muộn, sau giờ giới nghiêm.

Ngày hôm sau, họ đã kể lại cho chúng tôi nghe những gì đã thấy và làm. Họ đã làm những gì đáng tự hào! Thi hài của Tuyên đã được đem về trại lúc 14 giờ và đặt ở "nhà hội của những người tù". Khi họ tới, thi hài đã được đặt trong một cỗ quan tài đóng bằng gỗ tạp ván không ngay ngắn nhưng dày, đóng ngay sáng hôm đó tại trại mộc của trại. Canh chân quan tài có một bàn thấp trên đó có để những chén đựng cát để cắm những nén hương (đã có nhiều cây hương cắm trước đó rồi), hai chén cơm, một đĩa đựng quả trứng luộc, một đôi đũa tre còn nguyên cắm vào chén cơm; bên cạnh hòm, còn kê thêm một cái bàn với vài cái ghế chung quanh và trên mặt bàn, một bình trà và vài tách nhỏ. Một tên cán bộ chính trị, đóng vai kẻ đại diện gia đình người quá cố đã tiếp đón phái đoàn và hướng dẫn họ đến bên quan tài; họ nhận thấy rõ một cách dễ dàng gương mặt rất tươi sáng của người quá cố đơn giản như khi ông nằm ngủ; họ cũng còn thấy rõ thân hình của Tuyên được mặc bộ đồ lớn Việt Nam bằng lụa; và thi hài được đặt trên một tấm vải "mùng tuyn" mà hai đầu được xếp lại và bọc trên đầu và tới cuối dưới chân. Họ đứng nhìn Tuyên lâu lắm, cho đến khi được bảo dịch xa ra để những người "chung sự" phụ trách chôn cất xáp lại gần, vực hai đầu tấm vải "mùng tuyn" đang úp măt và chân lên và phủ trên thi thể những áo quần mà chúng tôi đã nhét bên cạnh Tuyên khi ông được cho đi bệnh viện. Nắp quan tài được đậy lại và đóng đinh. Người ta đã đặt lên trên hòm chén đựng cát có cắm những cây nhang và bát com với đôi đũa rời và dĩa đựng cái trứng luộc; ban đại diện chúng tôi thắp những nén hương mới và cúi đầu vái hai lần trước linh cửu. Tên công an "đại diện gia đình người quá cố" mời họ ngồi vào bàn bên cạnh và uống trà. Chừng mười phút sau, một chiếc xe vận tải mui trần đến đổ ngay trước nhà hội, mọi người đứng lên, và sáu "người chung sự", sau khi đã cúi lạy hai lần trước linh cửu, nhấc bổng quan tài lên và đặt xuống trên sàn xe. Những người đại diện của chúng tôi cũng leo lên xe với 6 người "âm công" và ngồi chung quanh quan tài; một tên bộ đội đeo súng leo lên xe với họ, trong lúc một tên khác ngồi đàng trước buồng lái với tên tài xế. Màn đêm đã buông xuống từ lâu nên bọn chúng phải mang theo một cây đèn bão.s

Chiếc xe vận tải ra khỏi trại và tiến một cách thận trọng trên con đường thật xấu không trải đá lượn khúc quanh co giữa những cánh đồng. Nó chạy rất chậm và sau gần nửa giờ thì dừng lại ở bên vệ đường. Mọi người xuống xe, xong đến lượt 6 người "âm công" vác trên vai cổ quan tài và đi theo tên bộ đội đi trước cầm cây đèn bão; ban đại diện chúng tôi đi theo sau quan tài với tên bộ đội đeo vũ khí kia. Sau khi vượt một quãng đường khá dài băng qua giữa ruộng lúa, những người này đến tại một thửa đất hơn cao và ở đó, giữa những nấm mồ khác, có sẵn một cái huyệt mà những "âm công" đã đào trước từ sáng hôm đó. Họ hạ quan tài xuống huyệt và lấp đất lên trên làm thành một mô đất nhỏ. Những người trong ban đại diện chúng tôi kính cẩn nghiêng mình nhiều lần trước mộ, những người "âm công" cũng làm theo như thế. Xong những người này chia nhau bát cơm và quả trứng mà họ đã đặt một lát ở trên mộ... Đó là đồng tiền lương đền bù lại công lao của họ!

Sau câu chuyện này do những người bạn trong ban đại diện kể, tất cả chúng tôi đều nhận thức rằng ban giám đốc trại đã biểu lộ chút ít tình cảm kính trong cái chết của đồng đội chúng tôi: một cổ quan tài, vài phẩm vật cúng dường, đôi nén hương, một thằng tù chính trị trong một nước cộng sản không thể hy vọng có được nhiều hơn thế được nữa khi chết đi!

"Ước gì những tên cộng sản vô thần tôn trọng truyền thống tinh thần cổ truyền của chúng ta. Đó là điều không thể tưởng tượng được và ... đáng khâm phục!"

Nhưng một người khác cũng nói thêm vào:

"Chắc có lẽ để cho phép chúng mình hưởng lợi những đặc ân của chúng sau khi chết mà chúng nó đã ban phát cho chúng mình Đói và Lạnh chăng?"

Sự mâu thuẫn kỳ dị này giữa những nghi thức tôn giáo cổ truyền và những điều kiện về đời sống bần cùng của những tù cải tạo đã đưa đến một thảm cảnh phũ phàng nhưng cảm động kinh khủng mà tôi đã chứng kiến vài tháng sau đó: Một buổi trưa, khi đi lên bệnh xá để xin thuốc cho các bạn tôi, tôi đã thấy tận mắt, cách vài thước trước lối đi vào, một người tù trong ban chung sự gầy ốm teo giơ xương, đang ngồi ngay trên đất bụi, không ngớt kêu nài van xin bằng giọng ai oán:

"Cán bộ chính trị ơi! Ôi cán bộ chính trị! Hãy thương
hại tôi! Hãy cho tôi ngay bây giờ đi bát cơm và quả trứng mà ông sẽ đặt lên quan tài của tôi sau này..."

Nguyên tác
: cố Giáo Sư Trần Vỹ
Bản Dịch: Phụng Hồng
(Trích dịch từ tác phẩm "Prisonnier Politique Au Việt Nam" , trang 104 – 109)

Thursday, June 18, 2009

Quốc kỳ nước Úc và các bang,lãnh thổ


QUỐC KỲ NƯỚC ÚC



CỜ 6 BANG



South Australia -New SouthWales -Tasmania

Queensland - Victoria- Western Australia


CỜ 6 LÃNH THỔ



Lord Howe Island - Norfolk Island - Northern Territiry



Christmas Island - Cocos (Keeling) Islands - Australian Capital Territory


BẢN ĐỒ ÚC CHÂU


Nguồn
flagaustralia.com.au
australiastateflags

Tuesday, June 16, 2009

Thơ Hoàng Trung


Viếng mộ cụ Nguyễn Du

Tượng đài bia đá xây lên

Câu thơ ai vọng nổi chìm ước mơ
Đạm Tiên ngày ấy bây giờ
Qua rồi phận bạc đợi chờ tháng năm

Phong trần thôi hết phong trần
Thanh cao nay đã tới phần thanh cao
Còn đây nghiên bút thuở nào
Câu kiều cụ viết dạt dào tâm tư

Trải bao gió bụi mịt mù
Thân Kiều lệ chảy,Tố Như xé lòng
Nhìn lên mấy đỉnh núi Hồng
Cúi đầu lặng ngắm một dòng sông Lam

Đời còn vương nợ trần gian
Thì còn đau đáu nỗi oan cuộc đời
Lặng yên bên mộ cụ rồi
Con tin mình đã đến nơi mình tìm

Đồng xa ríu tít tiếng chim
Khói hương nghi ngút êm đềm nắng thu
Câu Kiều là tiếng mẹ ru
Như hồn dân tộc nghìn thu vọng về !

Hoàng Trung

Monday, June 15, 2009

17-6 Ngày Tưởng Niệm Liệt Sĩ Yên Bái


79 Năm Ngày Yên Bái .

Noi gương anh hùng dân tộc, ngày 17-06-1930 đảng trưởng VNQDĐ và 12 nhà cách mạng VNQDĐ đã hiên ngang bước lên máy chém thực dân Pháp để đền nợ nước... trước phút rơi đầu họ đều hô to "Việt Nam Muôn Năm" còn nhà cách mạng Phó Đức Chính đòi năm ngữa nhìn lưỡi đao phủ rơi xuống. Người cuối cùng Nguyễn Thái Học nhìn đồng bào lần cuối trước khi dõng dạc hô to "Việt Nam muôn năm"....

Lược Sử và Ý Nghĩa Ngày Tưởng Niệm Liệt Sĩ Yên Bái 17-6


1-Bối cảnh lịch sử

Vào thập niên 1920, thực dân Pháp càng ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu lên cổ người dân Việt từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tới tận xương tủy, nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đầy, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Đông du của cụ Phan bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.

Trước hoàn cảnh cực kỳ đau thương của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, những người trẻ Việt nam không thể cúi đầu khuất phục. Nhà Cách mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương mại Hà Nội, lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt nam yêu nước khác như: Nhượng Tống, Phạm tuấn Tài, Phạm tuấn Lâm, Hồ văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn ngọc Sơn, Lê văn Phúc vân vân... đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa, bí mật thành lập một Đảng đấu tranh cách mạng vào ngày 25.12.1927, lấy tên là VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG để chống Pháp, quyết đánh đuổi thực dân giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cụ Phan bội Châu được cử làm Chủ tịch Danh dự, Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Tổng Bộ tức Đảng Trưởng.

Ngày 09 tháng 02 năm 1929, nhằm chiều 30 Tết Mậu thìn, tên Giám Đốc mộ phu trùm thực dân Pháp tại Hà Nội là Bazin bị các đảng viên VNQDĐ Nguyễn văn Viên, Nguyễn đức Lung, Nguyễn văn Lân ám sát gây chấn động khắp Đông Dương. Mật thám Pháp lại càng gia tăng khủng bố, trả thù tàn bạo.

2- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .

Trước cảnh khổ cực trăm bề của người dân, VNQDĐ quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10.02.1930. Quân cách mạng đã đồng loạt tấn công vào các cứ điểm quân sự của Pháp: tấn công Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hoá, ném bom trên cầu Long Biên Hà nội, đánh Đáp Cầu, Phả Lại, tấn công đồn binh Pháp tại Kiến An, đánh Phủ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình, xử tử cháu tên đại Việt gian Hoàng cao Khải là Tri Huyện Vĩnh Bảo Hoàng gia Mô, giết chết nhiều sĩ quan và binh lính địch, chiếm nhiều căn cứ của thực dân. Do sự phản công mãnh liệt của quân Pháp, quân khởi nghĩa cuối cùng bị đẩy lui. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt vào ngày 20.2.1930 trong đó có nhà Cách mạng Nguyễn thái Học. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng cũng tạo tiếng vang khắp nơi và làm rúng động cả chính quốc Pháp.

3- Cuộc hành quyết tại Yên Bái ngày 17.6.1930

Nhằm tiêu diệt mầm mống cách mạng, đồng thời khủng bố tinh thần những người yêu nước khác, thực dân Pháp đã xử chém 13 đảng viên VNQDĐ tại Yên Bái ngày 17.6.1930 trong đó có anh hùng Nguyễn Thái Học. Sau đây là một đoạn tường thuật cuộc xử chém của tác giả Hoàng văn Đào trong tác phẩm Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò: Yên Bái, một vị trí lịch sử lần thứ hai lại chứng kiến các đảng viên VNQDĐ đền nợ nước. Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái,các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.

Danh tánh của 13 Liệt sĩ đã lần lượt lên máy chém: Bùi tử Toàn, Bùi văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ văn Lạo, Đào văn Nhít, Nguyễn văn Du, Nguyễn đức Thịnh, Nguyễn văn Tiềm, Đỗ văn Tứ, Bùi văn Cửu, Nguyễn như Liên, Phó đức Chính và cuối cùng là Nguyễn thái Học. Tãt cả các Liệt sĩ lên đoạn đầu đài đều hô to: Việt Nam muôn năm. Người Nữ Anh hùng Nguyễn thị Giang, một đảng viên VNQDĐ tuẫn tiết theo Đảng Trưởng.

Ngoài ra, kể từ ngày khởi nghĩa Yên Bái thất bại, trên 30 đảng viên VNQDĐ đã bị thực dân Pháp xử chém và hàng ngàn đảng viên khác bị xử án từ chung thân đến lưu đầy biệt xứ.

4- Tiếp nối tinh thần liệt sĩ Yên Bái.

Xử chém được 13 chiến sĩ cách mạng tại Yên Bái, thực dân Pháp tưởng đã đàn áp được tinh thần yêu nước của toàn dân ta. Trái lại, noi gương hy sinh dũng cảm của các bậc tiền nhân, của 13 vị liệt sĩ Yên Bái, toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, chống độc tài phong kiến và hiện nay, chống lại ách cai trị tàn bạo của tập đoàn cộng sản Hà Nội.

Trải qua hơn nửa Thế kỷ, tiếp nối tinh thần hy sinh anh dũng của các Liệt sĩ Yên Bái, VNQDĐ vẫn cùng toàn dân đấu tranh không ngừng nghỉ, khi thì đẫm máu quyết liệt, khi thì đau thương thê thảm, hàng hàng lớp lớp vẫn đứng lên, người này ngã gục, kẻ khác đứng dậy, hàng ngàn hàng vạn đồng bào và chiến sĩ đã bị thù trong giặc ngoài tàn sát, cầm tù nhưng không lúc nào ngưng chiến đấu, trong nửa Thế kỷ quyết chiến với kẻ thù, từng giờ từng phút quyết dành lấy những gì qúi nhất của con người: Độc lập và Tự do.

Hiện nay mục tiêu đấu tranh của chúng ta vẫn chưa đạt. Vì tự do, quốc dân ta đã phải trả bằng máu, và máu vẫn đổ liên tục trên 70 năm qua nhưng cho đến nay cả nước ta vẫn chỉ là một nhà tù vĩ đại với những cai tù và đao phủ tàn bạo nhất của nhân loại. Toàn thể dân tộc và các đảng viên VNQDĐ cùng tất cả các lực lượng dân tộc yêu nước khác quyết đứng lên nhận lãnh trách nhiệm, tiếp nối truyền thống yêu nước, anh hùng của cha ông, quyết dương cao ngọn cờ Cách mạng giải phóng Dân tộc để:

- Đập tan chế độ độc tài vong bản của tập đoàn cộng sản Hà nội mà từ bản chất đã tàn bạo như sói lang.

- Giành lại độc lập cho Dân tộc và chủ quyền trọn vẹn cho Tổ quốc.

- Giành lại Nhân quyền, Dân quyền, Tài quyền cho toàn thể Quốc dân, mang ấm no hạnh phúc cho mọi giới đồng bào.

- Xây dựng một chế độ Dân chủ Tự do trong cương thường Dân tộc và Đạo đức Đông phương.

- Dựng lại hội sống Dân tộc chan hoà ánh sáng tin yêu, xoá tan bóng tối oán hờn, để từ thành thị tới thôn quê, khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng rộn rã tiếng reo cười.

Việt Nam Quốc Dân Đảng
Đảng Bộ Châu Âu

Nguồn vietquoc.org

Sunday, June 14, 2009

Nguyễn Duy-An


Thầy Giáo Cũ & Lá Cờ Vàng


Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:

- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?

- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?

- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.

- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.

- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.

***

Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:

- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?

- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.

- Người Việt mình bên này hay thật!

- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.

Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:

- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.

- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…

- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.

- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.

- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!

Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…

Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:

- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.

- Dạ.

Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:

- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.

- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?

- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.

- Dạ.

Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:

- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.

- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.

Thầy cầm tay tôi giặc giặc:

- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.

- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.

- Ồ. Quý hóa quá!

Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:

- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.

- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…

Tôi đỡ lời:

- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.

Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:

- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.

Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:

- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.

- Dạ.

Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

***

Thầy kính yêu,

Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.

Nguyễn Duy-An

Nguồn vietnameseculture.org

Wednesday, June 10, 2009

Thơ Lê Khắc Anh Hào


Thơ gửi Hoàng Quy

(Về cùng anh em bé Hải Lăng ơi!)


Đáp lời tiếng gọi nghe 5
Lời nghe còn hực hờn căm súng rền.
Lê Khắc Anh Hào

Video Em và Cờ Vàng

Người lính Cộng Hoà còn ở Việt nam ơi!
Đọc những dòng thơ bời bời Mùa Hè Đỏ Lửa
Giọt nước mắt 30 năm bỗng ứa
Cơ hồ tan chảy tuyết đông sa
Người gửi vần thơ từ nghìn dậm quan hà
Ôi! Trang sử cũ còn nhạt nhòa
“Những Trận Đánh Oai Hùng Không Tên Trong Quân Sử”
Ta ở bên trời, đọc thư mà vẫn còn nghe như tiếng gọi
Bao oan hồn dũng liệt núi sông xưa.

Nước dẫu theo sông ra biển không về
Ta vẫn nhớ lối mòn chinh chiến giục
Dòng Mỹ Chánh vẫn âm thầm đau cơn quốc nhục
Vách Cổ Thành dường còn đọng máu Nam quân
Ta là ai, mà bút nghiêng còn dậy lửa căm hờn
Ta là kẻ sống còn trong đoàn quân bức tử!
Ôi! Bao trận đánh oai hùng không tên trong quân sử
Ôi giống nòi hào kiệt? Bóng trăng tan!
Ta đọc vần thơ mà lệ ngần tuôn tràn
Người Quảng Trị muôn dặm nghe 5?
Người lính Việt Nam Cộng Hoà hiên ngang và bất diệt!

Ta thề sẽ sống còn trong chuỗi đời lưu vong oan nghiệt
Để có ngày chúng ta cùng nhau dẫm tràn lên nỗi chết
Về lại quê hương
Chung tay thắp sáng miên trường
Ngày cờ đỏ sao vàng rụng dài trên đường thiên lý
Bắc Nam, núi vỡ, sông dâng, nối liền vòng tay thế kỷ
Ta sẽ về thăm Quảng Trị
Và Đại Lộ Kinh Hoàng sẽ rực nắng một mầu hoa
Hoa Tự Do nhuộm một giải sơn hà!


Lê Khắc Anh Hào

Nguồn nsvietnam.com